Chiết khấu là thuật ngữ được ứng dụng khá nhiều trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Vậy lãi suất chiết khấu là gì & cách tính lãi chiết khấu ngân hàng như thế nào? Cùng Digitalcrox.com chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay trong nội dung bài viết sau đây nhé.
Lãi suất chiết khấu là gì?
Lãi suất chiết khấu là lãi suất mà ngân hàng trung ương (ngân hàng Nhà nước) đánh vào các khoản tiền cho các ngân hàng thương mại vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này.
Điều này có nghĩa là ngân hàng thương mại khi hoạt động sẽ có trường hợp cần vay tiền từ ngân hàng trung ương. Đó là khi tỷ lệ tiền mặt dự trữ của ngân hàng không thể đảm bảo an toàn. Lúc này ngân hàng thương mại sẽ xem xét vay tiền tránh xảy ra tình huống khách hàng rút tiền.
Xem bài viết: Lãi Suất Thực Và Lãi Suất Danh Nghĩa Là Gì?
Các loại giấy tờ có thể được thực hiện chiết khấu
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng lựa chọn chiết khấu các công cụ chuyển nhượng phát hành ở Việt Nam hoặc phát hành ở nước ngoài được chuyển nhượng ở Việt Nam, bao gồm:
- Hối phiếu đòi nợ
- Hối phiếu nhận nợ
- Séc
- Các loại công cụ chuyển nhượng khác được chiết khấu theo quy định của pháp luật
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng lựa chọn chiết khấu các loại giấy tờ có giá bao gồm:
- Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước
- Trái phiếu Chính phủ
- Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh
- Trái phiếu Chính quyền địa phương
- Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu do tổ chức khác phát hành và được chiết khấu theo quy định của pháp luật hiện hành
Cách tính lãi suất chiết khấu chuẩn
Lãi suất chiết khấu có thể được tính bởi 2 yếu sau:
- Chi phí huy động vốn (funding cost)
- Trung bình trọng số chi phí vốn (Weighted Average Cost of Capital – WACC)
Tính bằng chi phí huy động vốn
Lãi suất chiết khấu có thể được tính bằng chi phí gọi vốn. Đây là tỷ lệ lợi tức người bỏ vốn mong muốn thu lại từ dự án. Nói cách khác, lãi suất chiết khấu là chi phí sử dụng vốn, hay chi phí cơ hội của vốn.
Ví dụ: Nếu rút tiền tiết kiệm với lãi suất 5% để đầu tư thì có thể tính lãi suất chiết khấu là 5%.
Tính bằng trung bình trọng số chi phí vốn
WACC = chi phí sử dụng vốn trung bình của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có 2 nguồn gọi vốn chính:
- Vay thương mại: đây là chi phí của khoản nợ (cost of debt) là lãi suất của khoản vay (1-tax) * lãi suất; và
- Vốn góp cổ đông: đây là chi phí vốn cổ phần (cost of equity) là thu nhập mong muốn của cổ đông.
WACC có thể tính bằng chi phí sử dụng trung bình của hai nguồn vốn trên.
WACC = re * E/(E+D) + rD(1-TC)* D/(E+D)
Trong đó:
- re: tỷ suất thu nhập mong muốn của cổ đông
- rD: lãi suất mong muốn của chủ nợ
- E: giá thị trường cổ phần của công ty
- D: giá thị trường nợ của công ty
- TC: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Với: re = [Div0(1+g)/P0] + g
- P0: giá cổ phiếu của doanh nghiệp tại thời điểm gốc
- Div0: cổ tức của cổ phiếu doanh nghiệp tại thời điểm gốc
- g: tỷ lệ tăng trưởng dự kiến của cổ tức.
Tham khảo nội dung: Ưu đãi về lãi suất đối với hình thức vay tiền mặt trả góp hàng tháng
Vai trò của lãi suất chiết khấu ra sao với ngân hàng?
Lãi suất chiết khấu đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng, do ngân hàng trung ương quyết định. Nó tác động đến ngân hàng thương mại và còn tác động tới cả ngân hàng Trung ương.
Bởi lẽ, các ngân hàng thương mại phải tính toán tỷ lệ giữa tiền mặt và các khoản tiền gửi (dự trữ của ngân hàng) để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và họ có một tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi an toàn tối thiểu.
Tỷ lệ này ngoài quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của ngân hàng thương mại và dự trữ của ngân hàng thường lớn hơn dự trữ bắt buộc do ngân hàng trung ương quy định.
Khi tỷ lệ dự trữ tiền mặt thực tế của ngân hàng thương mại giảm xuống đến gần tỷ lệ an toàn tối thiểu thì họ sẽ phải cân nhắc việc có tiếp tục cho vay hay không vì lúc này họ buộc phải tính toán giữa số tiền thu được từ việc cho vay với các chi phí liên quan trong trường hợp khách hàng có nhu cầu tiền mặt cao bất thường.
Bản chất của lãi suất chiết khấu cho thấy rõ vai trò quan trọng của nó. Đặc biệt cụ thể như thế nào bạn có thể tìm hiểu qua những tác động sau:
Vai trò của lãi suất chiết khấu đối với Ngân hàng thương mại
Mức lãi chiết khấu do ngân hàng trung ương quy định mang đến những tác động lớn. Theo đó đầu tiên với các ngân hàng thương mại thì nó chính là căn cứ quan trọng. Hơn hết các ngân hàng luôn theo dõi, cập nhật sát sao mức lãi chiết khấu.
Chính xác hơn lãi chiết khấu ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ dự trữ tiền mặt từ các ngân hàng. Nó là căn cứ giúp các ngân hàng thương mại quyết định giảm hay tăng tỷ lệ dự trữ.
Cụ thể các ngân hàng thương mại luôn so sánh lãi chiết khấu với lãi thị trường. Nếu trường hợp lãi chiết khấu cao hơn thì ngân hàng sẽ không thể để tỷ lệ tiền dự trữ quá thấp. Nhất là ngân hàng tránh tỷ lệ tiền dự trữ chạm mốc an toàn. Đặc biệt ngân hàng còn có xu hướng tăng tỷ lệ dự trữ để đảm bảo không xảy ra rủi ro khi khách hàng rút tiền.
Ngược lại nếu lãi chiết khấu bằng hay thấp hơn thì ngân hàng sẽ có thể thoải mái cho vay. Chỉ cần dừng lại ở mức tỷ lệ an toàn tối thiểu là được. Đơn giản bởi lúc này nếu thiếu tiền mặt ngân hàng hoàn toàn có thể vay từ ngân hàng nhà nước. Mức lãi suất ngân hàng được hưởng sẽ không gây ra những rủi ro.
Vai trò của lãi suất chiết khấu đối với Ngân hàng Trung ương
Lãi chiết khấu tác động đến các ngân hàng thương mại là điều dĩ nhiên. Tuy nhiên quan trọng hơn nó chính là công cụ đắc lực của ngân hàng nhà nước và có những tác động nhất định đối với Ngân hàng Trung ương.
Hiểu một cách chính xác thì Ngân hàng Trung ương sẽ quy định lãi chiết khấu để điều tiết cung tiền. Theo đó nếu như ngân hàng muốn tăng lượng cung tiền thì sẽ giảm lãi suất cho vay. Và ngược lại cho ngân hàng muốn giảm lượng cung tiền thì sẽ tăng lãi chiết khấu. Đơn giản bởi khi lãi chiết khấu tăng thì ngân hàng thương mại sẽ giảm cho vay.
Ngân hàng Trung ương sử dụng hình thức cho vay chiết khấu không chỉ để kiểm soát cung ứng tiền tệ, mà thông qua đó còn giúp đỡ các tổ chức tài chính khi họ rơi vào tình thế khó khăn.
Do vậy, với một tiền cơ sở nhất định, bằng cách quy định lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, ngân hàng trung ương có thể buộc các ngân hàng thương mại phải dự trữ tiền mặt bổ sung khiến cho số nhân tiền tệ giảm xuống (vì tỉ số của tiền gửi so với tiền mặt giảm) để làm giảm lượng cung tiền.
Ngược lại, khi lãi suất chiết khấu giảm xuống thì các ngân hàng thương mại có thể giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt và do vậy số nhân tiền tệ tăng lên dẫn đến tăng lượng cung tiền.
Ưu điểm và nhược điểm của nghiệp vụ chiết khấu trong ngân hàng
Trong hoạt động ngân hàng, nghiệp vụ chiết khấu có nhiều ưu điểm nhưng đồng thời cũng tồn tại nhược điểm có tác động và mang lại rủi ro.
Ưu điểm
- Đây là nghiệp vụ ít rủi ro, khả năng thu hồi nợ của ngân hàng rất chắc chắn.
- Chiết khấu là hình thức tín dụng đơn giản, ít phiền phức đối với ngân hàng, do thủ tục và quy trình cho vay khá đơn giản.
- Chiết khấu không để vốn của ngân hàng “đóng băng”.
- Thời hạn chiết khấu ngắn (ít hơn 90 ngày) và ngân hàng thương mại có thể dễ dàng xin tái chiết khấu hối phiếu ở Ngân hàng có nhu cầu về vốn.
- Tiền cấp cho khách hàng khi chiết khấu được chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng. Cho nên nó tạo thành nguồn vốn cho ngân hàng.
Nhược điểm
- Ngân hàng đôi khi phải nhận chiết khấu các hối phiếu giả mạo, có nghĩa là hối phiếu không thực sự xuất phát từ quan hệ thương mại do một số cá nhân tự ý phát hành giả nhằm mục đích lừa đảo ngân hàng.
- Người chịu trách nhiệm thanh toán giấy tờ có giá bị mất khả năng thanh toán trước và khi giấy tờ có giá đến hạn thanh toán.
Qua những chia sẻ trên, Digitalcrox.com chúng tôi hy vọng các bạn đã hiểu rõ Lãi suất chiết khấu là gì để từ đó nắm bắt thật kỹ càng về kiến thức này. Một kiến thức tài chính rất quan trọng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, mong rằng những thông tin bổ ích này sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc kinh doanh sao cho thuận lợi nhất. Chúc bạn thành công!