Tài Chính

Nợ Xấu Là Gì? Xử Lý Nợ Xấu Ra Sao?

nợ xấu ảnh hưởng thế nào

Trước diễn biến hết sức căng thẳng của dịch bệnh làm cho nền tài chính chịu tác động nặng nề. Rất nhiều người rơi vào cảnh nợ xấu. Vây nợ xấu là gì? Nợ xấu gây ảnh hưởng như thế nào đến cá nhân. Ngân hàng & nhà nước sẽ xử lý giải quyết nợ xấu thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới đây của Digitalcrox.com để tìm hiểu.

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu được hiểu là nợ quá hạn thanh toán đã được cam kết trong hợp đồng tín dụng. Theo quy định của ngân hàng, người tiêu dùng dính nợ xấu khi có khoản nợ quá hạn từ nhóm 3 ( dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 ( nghi ngờ) & nhóm 5 (khả năng mất vốn cao), có nghĩa là khoản nợ quá hạn thanh toán gốc & lãi trên 90 ngày.

Cá nhân có lịch sử tín dụng nợ xấu trên CIC sẽ rất khó để có thể tiếp theo vay vốn của ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng.

Tham khảo bài viết: Debit Note (Giấy Báo Nợ) Là Gì?

nợ xấu là gì

Các nhóm nợ xấu hiện nay

Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm như sau:

  • Nhóm 1 – nợ đủ tiêu chuẩn: bao gồm 03 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ trong hạn và nợ quá hạn dưới 10 ngày được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
  • Nhóm 2 – nợ cần chú ý: bao gồm 03 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 10 – 90 ngày và nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
  • Nhóm 3 – nợ dưới tiêu chuẩn: bao gồm 05 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 91 – 180 ngày và nợ đã được gia hạn lần đầu;
  • Nhóm 4 – nợ nghi ngờ: bao gồm 06 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
  • Nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn: bao gồm 08 loại khác nhau, trong đó phổ biến và điển hình nhất là nợ quá hạn trên 360 ngày và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.

Nợ xấu thuộc các nhóm nợ 3, 4, 5 và có số ngày quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên.

Tìm hiểu về hình thức: Vay tiền online không cần gặp mặt

Ảnh hưởng tiêu cực khi bị nợ xấu

nợ xấu ảnh hưởng thế nào

Những khách hàng nằm trong các nhóm nợ 3, 4, 5 sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hay một công ty tín dụng nào khác.

Tất cả các thông tin về người vay nợ xấu bao gồm các khoản vay trong quá khứ, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người vay, nơi vay vốn sẽ được lưu lại trên trung tâm tín dụng là CIC trong thời hạn từ 03 – 05 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc.

Chính vì vậy khách hàng khi vay nợ cần lưu ý những thông tin trên để tránh rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này.

Cá nhân được xóa nợ xấu khi nào?

  • Đối với các khoản vay dưới 10 triệu: theo khoản 1 Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán. Do vậy nếu có khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán, khách hàng không cần lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình.
  • Đối với các khoản vay trên 10 triệu: Tất cả các thông tin về lịch sử tín dụng sẽ được cập nhật định kỳ hàng tháng. Sau 12 tháng kể từ ngày trả hết nợ xấu lịch sử tín dụng của người vay sẽ đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng.

Tìm hiểu bài viết: Bị Nợ Xấu Có Vay Được Ngân Hàng Chính Sách Không?

làm sao để xóa nợ xấu

Lưu ý để tránh rơi vào nợ xấu

Để tránh xảy ra tình trạng nợ xấu gây khó khăn cho việc vay vốn sau này, bạn đọc có thể tham khảo các phương pháp sau:

  • Trước khi quyết định vay vốn, người vay nên tự đánh giá lại năng lực trả nợ của bản thân ở mức độ nào, đồng thời lên kế hoạch cụ thể cho lộ trình thanh toán tiền vay để tránh gặp phải những biến cố bất ngờ có thể xảy ra.
  • Sử dụng tiền vốn vay được một cách hợp lý để giúp cho việc thanh toán nợ được nhanh chóng.
  • Có ý thức về thời gian phải thanh toán nợ, trả nợ đúng hạn theo quy định

Tham khảo bài viết: Lãi Suất Coupon (Coupon Rate) Là Gì?

Trong trường hợp bất khả kháng vì một lý do nào đó mà không thể trả nợ cho ngân hàng theo đúng cam kết thì hãy sớm liên hệ ngay với nhân viên ngân hàng để trao đổi và tìm ra phương án trả nợ tối ưu nhất.

Trên đây là thông tin về Nợ xấu là gì? Cách xử lý nợ xấu ra sao mà Digitalcrox.com chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc. Mong rằng qua bài viết trên, bạn có thể tránh rơi vào nợ xấu.

Similar Posts