Tổng Hợp

Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng thực vật có hiệu quả không?

Trong vài năm trở lai đây, ngành chăn nuôi đã có sự tăng trưởng vượt bậc cả về lượng lẫn chất. Điều này làm phát sinh vấn đề lo ngại đó là một lượng lớn nước thải nông nghiệp được xả ra bên ngoài ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường

Vì vậy, sự cải tiến của phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng thực vật sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các hộ chăn nuôi cũng như toàn xã hội. Hãy tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết này nhé.

Xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng thực vật thủy sinh có tốt không?

Nước thải có nguồn gốc từ các hoạt động chăn nuôi vệ sinh chuồng trại, thức ăn thừa, phân, máng ăn… có chứa hàm lượng lớn các chất độc hại gây ô nhiễm… Chưa kể còn tồn tại vô số vi khuẩn, vi rút mang mầm bệnh nguy hiểm, là nguyê nhân dẫn đến các căn bệnh như thương hàn, dịch tả heo, dịch tả,…

Vì thế,bên cạnh đầu tư làm hầm biogas chất lượng thì việc áp dụng kỹ thuật xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng thực vật thủy sinh là rất quan trọng trong việc giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động chăn nuôi. Đây được xem là cách làm hiệu quả và an toàn được nhiều hộ chăn nuôi lựa chọn hiện nay.

Những điều cần biết về xử lý nước thải chăn nuôi heo bằng thực vật thủy sinh

Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo này khá đơn giản và dễ làm. Nước thải chăn nuôi từ các nguồn sẽ chuyển đến bể lắng sinh học để xử lý.

Trước đó, nước thải sẽ đi qua song chắn rác để lọc các chất rắn hoặc rác thải lớn. Tại bể lắng sẽ diễn ra giai đoạn lắng sơ bộ chất rắn lơ lửng chìm xuống đáy bể. Do đó mà một phần chất bẩn nguy hiểm được tách ra khỏi nguồn nước.

Sau quá trình trên, bể thực vật thủy sinh sẽ chứa nguồn nước thải đã được xử lý. Giữ vai trò cần thiết trong việc xử lý nước thải chăn nuôi, các vi sinh vật tồn tại dưới rễ các loài thực vật thủy sinh sẽ tiến hành quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ cũng như vô cơ để tồn tại và phát triển.

Các loài thực vật thủy sinh thường được phủ kín trên các mặt bể, vừa giúp cảnh quan đẹp hơn, vừa giảm thiểu hiện tượng phát tán mùi hôi.

Các loài thực vật thủy sinh thường được dùng để xử lý nước thải trong chăn nuôi heo đó là bèo, cây dừa nước,… Những loài này có ưu điểm là sinh trưởng nhanh, dễ tìm ở các vùng nông thân, do đó nên khi ứng dụng công nghệ này ít tốn kém chi phí hơn các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo khác như làm bể tự hoại nhựa composite cao cấp

Sau đó, nước từ bể thủy sinh chủ hộ có thể tái sử dụng để vệ sinh chuồng trại hoặc dùng để tưới cây.

Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật

Mỗi loài thực vật thủy sinh sẽ có đặc điểm khác nhau, vì thế bạn nên dựa vào đó để xây dựng độ sâu phù hợp chẳng hạn như

+ Lục bình: có thể áp dụng độ sâu khác nhau

+ Cỏ muỗi nước: có độ sâu từ 30 cm

Kích thước bể sẽ căn cứ theo nguồn nước thải cần xử lý

Loài thực vật này có thể được thu hoạch thường xuyên hoặc dùng làm phân bón hữu cơ

Similar Posts