Lạm phát là gì? Đây là tình trạng đồng tiền bị mất giá trị vốn có do giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ tăng cao dẫn đến cuộc sống quốc gia xảy ra lạm phát gặp nhiều khó khăn hơn. Vậy chính xác thì hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào? Và tác hại của lạm phát đối với sự tăng trưởng kinh tế quốc ra như thế nào? Tất cả sẽ được chia sẻ qua nội dung sau đây
Khái niệm lạm phát là gì?
Thế nào là lạm phát? Lạm phát được hiểu là một là tình trạng kinh tế thể hiện sự suy giảm sức mua của đồng tiền. Khi lạm phát xuất hiện, nhiều sản phẩm dịch vụ mua bán sẽ có tình trạng tăng giá chung một cách liên tục trong một khoảng thời điểm cụ thể, khiến cho tiền tệ mất đi giá trị.
Hiểu đơn giản rằng dù bạn chỉ mua những loại sản phẩm cơ bản như kem đánh răng hay bánh mì thì cũng phải tốn mớ tiền mới đủ .Khi giá tăng thì một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa hơn trước. Vì vậy, lạm phát phản ánh việc giảm sức mua của đồng tiền.
Ảnh hưởng của lạm phát là gì? Không chỉ là tác động không nhỏ đến kinh tế, xã hội trong nước mà đối với quốc tế, lạm phát còn dẫn đến sự khoảng cách chênh lệch lớn về định giá tiền giữa 2 quốc gia. Lạm phát được xem là tình trạng kinh tế tự nhiên, có thể chia làm ba mức độ:
- Tự nhiên (0 – dưới 10%): Giá cả thị trường tăng nhẹ và có thể biết trước được. Nền kinh tế cũng như đời sống không bị ảnh hưởng gì đáng kể (đây là mức lạm phát lí tưởng cho sự phát triển kinh tế của phần lớn quốc gia)
- Phi mã (10% tới dưới 1000%): Dẫn đến một số biến động về kinh tế.
- Siêu lạm phát là gì (trên 1000%): Đồng tiền mất giá trầm trọng, thị trường tài chính khủng hoảng. Tình trạng này rất khó xảy ra.
Tin nên xem: Đổi tiền đô ở đâu?
Hiện tượng lạm phát xảy ra khi nào? Nguyên nhân của lạm phát là gì?
Có rất nhiều lý do gây ra hiện tượng lạm phát. Trong đó có những nguyên nhân phổ biến sau đây:
Lạm phát do cầu kéo
Hiểu đơn giản là nhu cầu của một mặt hàng trên thị trường tăng khiến cho giá cả của mặt hàng đó cũng tăng theo. Từ đó dẫn đến tình trạng tăng giá hàng loạt của những mặt hàng. Kết quả là đồng tiền dần mất đi giá trị, bạn sẽ cần nhiều tiền hơn khi có nhu cầu muốn mua sản phẩm, dịch vụ nào đó.
Ví dụ lạm phát do cầu kéo: khi giá xăng tăng lên thì phần lớn sản phẩm dịch vụ cũng sẽ tăng giá theo như dịch vụ đưa đón, hàng hóa nhu yếu phẩm…
Lạm phát do chi phí đẩy
Là khi chi phí cho các hạng mục như, giá nguyên liệu, trang thiết bị, bảo hiểm, tiền lượng của người lao động, thuế… của doanh nghiệp tăng. Từ đó, hàng hóa khi phân phối ra thị trường sẽ được doanh nghiệp tăng giá bán để đảm bảo lợi nhuận thu vào. Điều này dẫn đến việc mức giá chung của nền kinh tế cũng sẽ tăng theo.
Lạm phát do cơ cấu
Tình trạng lạm phát do cơ cấu bắt nguồn từ các doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp, công ty hoạt động kinh doanh thuận lợi, hiệu quả muốn tăng lương cho người lao động, điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp khác cũng tăng theo dù hiệu quả kinh doanh thì không thật sự ổn định. Và để đảm bảo lợi nhuận đạt được thì doanh nghiệp áp dụng tăng giá hàng hóa trên thị trường gây ra lạm phát.
Lạm phát do cầu thay đổi
Nếu thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ 1 loại mặt hàng, thì nhu cầu sử dụng loại mặt hàng khác sẽ tăng lên. Nếu trong thị trường chỉ có 1 nguồn cung cấp sản phẩm độc quyền, giá chỉ tăng mà không thể giảm. Dẫn đến tình trạng mặt hàng cầu giảm không giảm giá, mặt hàng cầu tăng vẫn tăng giá. Từ đó khiến mức giá chung tăng lên và gây ra lạm phát.
Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một mặt hàng nào đó, nhưng lại là mặt hàng được cung cấp độc quyền (như giá điện ở Việt Nam), thì chúng vẫn không giảm giá được. Đồng thời, dẫn đến lượng cầu về một mặt hàng khác tăng lên và cũng tăng giá.
Lạm phát do xuất khẩu
Xuất khẩu tăng thì tổng cầu cao hơn tổng cung. Sản phẩm được xuất khẩu sẽ khiến nguồn cung trong nước giảm, giá cả sẽ tăng và gây ra lạm phát.
Là tình trạng lạm phát do tổng cung và tổng cầu xảy ra chênh lệch. Tổng cầu từ trong và ngoài nước tăng làm cho tổng cung không đủ để cung ứng. Từ đó, giá cả của các sản phẩm thiếu hụt này cũng sẽ tăng theo dẫn đến lạm phát
Lạm phát do nhập khẩu
Khi sản phẩm nhập khẩu tăng theo thuế hoặc giá quốc tế, làm cho mức giá bán sản phẩm trong nước cũng bị đẩy lên cao gây ra tình trạng lạm phát.
Lạm phát tiền tệ
Lạm phát tiền tệ là gì? Là khi lượng tiền trong nước tăng do ngân hàng tiến hành mua ngoại tệ và giữ tiền trong nước không bị mất giá. Hoặc do ngân hàng mua công trái của nhà nước thì lượng tiền lưu thông tăng lên nhiều, và phát sinh lạm phát.
Khi nhiều ngân hàng trong nước mua ngoại tệ và giữ đồng tiền trong nước không mất đi giá trị hoặc mua công không đúng với quy định của nhà nước dẫn đến lượng tiền trong lưu thông tăng lên cao, gây ra lạm phát
Tác hại của lạm phát là gì?
Tác hại của lạm phát là gì? Có ảnh hưởng đến kinh tế, đời sống xã hội không? Tất nhiên là có. Như định nghĩa khái niệm lạm phát ở trên, tình trạng lạm phát sẽ làm cho đồng tiền lưu thông trên thị trường bị mất giá và nếu so sánh với các quốc gia khác sẽ có những bất lợi lớn. Kinh tế đất nước từ đó bắt buộc phải có nhiều tiền hơn nếu muốn phát triển.
Ngoài ra, tiền tệ lưu thông suy giảm, giá cả các mặt hàng, dịch vụ tăng cũng gây ra không ít khó khăn trong đời sống xã hội. Nếu không xác định được tác nhận dẫn đến lạm phát là gì và kiểm soát nó thì hậu quả sẽ là kinh tế suy thoái, tình trạng thất nghiệp tăng, không đủ tiền thì phải vay tiền nên sẽ sinh ra các khoản nợ quốc gia.
Với những thông tin mà digitalcrox.com chia sẻ bên trên hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu được lạm phát là gì cũng như những nguyên nhân tác hại của lạm phát. Có thể nói việc kiểm soát tình trạng lạm phát sẽ giúp ổn định và phát triển nền kinh tế đất nước